Trang web là sản phẩm của Nguyễn Thị Thùy Trang - Khoa Hóa - Trường ĐHSP Huế. Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học. Trang web được xây dựng nhằm giúp cho giáo viên phổ thông môn Hóa học, sinh viên sư phạm Hóa học, học sinh phổ thông và những người đam mê Hóa học có những nguồn tư liệu, phát triển năng lực nghề nghiệp, khơi nguồn đam mê, nâng cao nghiệp vụ sư phạm, lòng nhiệt huyết với Hóa học.

Giáo án Lưu huỳnh


Tiết 51 – Bài 30: LƯU HUỲNH
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
Học sinh biết:
- Vị trí, cấu hình electron lớp electron ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
Học sinh hiểu:
- Tính chất hóa học cơ bản của lưu huỳnh là vừa có tính oxi hóa vừa có tính khử và trong hợp chất, lưu huỳnh có số oxi hóa là -2, +4, +6.
- Nguyên nhân lưu huỳnh vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
- So sánh tính chất hóa học của oxi và lưu huỳnh.
- Tầm quan trọng của lưu huỳnh trong cuộc sống.
Học sinh vận dụng:
- Vận dụng để giải các bài tập liên quan.
2. Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất, kiểm tra, kết luận được về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh... rút ra được nhận xét về tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Viết phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của lưu huỳnh.
- Tính khối lượng lưu huỳnh, hợp chất của lưu huỳnh tham gia và tạo thành trong phản ứng.
3. Thái độ:
- Giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của lưu huỳnh trong công nghiệp cũng như trong cuộc sống.
- Củng cố niềm tin khoa học thông qua thí nghiệm biểu diễn, tạo hứng thú cho học sinh, khuyến khích sự tìm tòi và
sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức.

  • Lưu huỳnh độc cần cẩn thận khi tiếp xúc.


Để xem đầy đủ tài liệu vui lòng tải tại đây!

No comments :